AA
30/06/2019
(SGTTO) – Mấy năm qua, có khá nhiều giải marathon được tổ chức và thu hút hàng ngàn người tham gia, trong đó, có một số lượng lớn người tham gia là dân văn phòng. Làm sao có thể chạy được 42km (full marathon) để gia nhập vào nhóm 1% dân số chạy được quãng đường này cũng là mục tiêu của nhiều người đặt ra cho bản thân.
SGTTO đã trò chuyện với anh Đặng Tú Anh, sinh năm 1977, từng bị chấn thương đầu gối nhưng biết cách tập luyện nên có thể chạy cự ly 42km ở hai giải marathon chỉ cách nhau một tuần để tìm hiểu bằng cách nào để anh ấy có thể làm được điều này.
Vốn là một nhân viên văn phòng, anh đến với môn chạy bộ như thế nào?
Năm 2016, có một bạn người bạn vừa rủ rê kiểu thách thức mình chạy 21km để mừng sinh nhật. Trong tình huống ấy, mình khó có thể nói lời từ chối dù trước đó chưa bao giờ chạy quá vài km. Sau khi chấp nhận lời thách thức, mình bắt đầu tập chạy. Ban đầu chỉ chạy 5km rồi nâng dần quãng đường chạy lên và cuối cùng cũng hoành thành được cự ly bán marathon đầu tiên trong cuộc đời.
Tuy nhiên, do tập luyện chưa nhiều nên chạy được 17km, mình bắt đầu cảm thấy kiệt sức. Thú thật, 5km cuối cùng là “khắc nghiệt nhất” trên con đường để về đích của mình lần ấy.
Sau lần đó, mình tự đặt mục tiêu sẽ phải tập luyện nghiêm túc nếu muốn chạy marathon. Dẫn ra câu chuyện lần đầu chạy 21km để thấy, chạy không quá khó, chỉ cần tập chạy một thời gian, hầu như ai cũng có thể chạy được cự ly này.
Nhờ việc gật đầu trước lời rủ rê chạy 21km của một người bạn, anh Tú Anh dần nhận ra mình có đam mê với bộ môn chạy.
Trên đà chiến thắng, mình đăng ký chạy 42km ở giải Marathon TPHCM vào đầu năm 2017 với lời hứa với bản thân là tập luyện thường xuyên và nghiêm túc hơn. Tuy vậy, giữa năm 2016, mình gặp tai nạn giao thông nên bị chấn thương nặng ở chân, đành bỏ cuộc chơi. Buồn lắm chứ nhưng một người anh động viên – tạm dừng không có nghĩa là bỏ cuộc. Đó là những tháng ngày dài lê thê.
Đến tháng 11-2017, sau 1,5 năm dưỡng thương mình bắt đầu tập lại bằng việc tập bơi. Ba tháng sau, vào tháng 1-2018, mình đã hoàn thành cự ly 42km đầu tiên để chào mừng tuổi 40.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 1% dân số có thể chạy được cự ly 42km. Mình không biết những người khác thế nào nhưng mình tự hào khi gia nhập vào nhóm này.
Khoảng 100 ngày sau khi hết chấn thương mà anh đã chạy được full marathon, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm hay bí kíp nào đó trong tập luyện?
Mình đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong tập luyện với một nhóm doanh nhân trẻ và những bạn này chỉ cần tập luyện trong ba tuần là đã chạy hoàn thành cự ly 21km một cách dễ dàng mà không gặp khó khăn gì như mình trong lần đầu chạy cự ly này.
Vì thế, mình mới nói ở trên, trong cái rủi lại có cái may vì nếu không bị chấn thương đầu gối, có thể, mình đã không ra được “bí kíp” tập luyện để chỉ cần ba tháng là chạy được full marathon. Có thể, với những người khác việc hoàn thành 42km sau ba tháng tập luyện là bình thường nhưng với mình, vốn là dân văn phòng, ngồi làm cả ngày trong nhiều năm, kèm theo bị chấn thương thì đó là một thành tích cá nhân đáng để tự hào.
Sau mấy năm đến với marathon nhưng vẫn có thể chạy hai giải marathon được tổ chức chỉ cách nhau một tuần, đó là giải marathon Hạ Long vào tháng 11-2018, một tuần sau là giải Marathon quốc tế TPHCM vào tháng 12-2018, mình chạy được là nhờ biết nghỉ ngơi, phục hồi trong tập luyện.
Anh Tú Anh quan niệm: Tập thể dục là một bài toán đặt ra cho cơ thể và bắt buộc cơ thể phải giải. Ảnh: nhân vật cung cấp.
Vậy phục hồi trong tập luyện là gì?
Trước một giải marathon nào đó, những người tham gia đều phải tập luyện từ rất lâu trước đó, mình cũng vậy. Lúc tập luyện, mình cố gắng chạy với tốc độ nhanh nhất có thể để biết khả năng. Sau khi vào giải, thay vì bung sức để chạy, mình cố gắng giữ tốc độ bằng 70-80% của mức nhanh nhất. Chính việc này giúp bản thân điều hòa nhịp tim, thở thỏa mái hơn. Nhờ vậy, cơ bắp có thời gian phục hồi nên có thể chạy tốt trong suốt cự ly tham gia.
Để tránh bị chấn thương, sau khi chạy nhiều giờ, mình thường ngâm chân trong nước lạnh (nước đá). Việc ngâm chân trong nước lạnh giúp cơ thể giảm nhanh nhiệt độ, làm mạch máu co lại, giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Ngoài ra, những ngày sau khi kết thúc giải chạy marathon, các bạn cũng có thể đi mát xa để phục hồi. Việc mặc quần bó khi chạy và sau khi chạy cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, đây là kinh nghiệm của mình. Yếu tố quan trọng để giúp giữ được tốc độ và phục hồi sau khi chạy một giải marathon là phải ăn đủ chất và ngủ đủ giờ.
Lợi ích từ việc chạy marathon mà anh nhận được là gì?
Theo mình, tập luyện môn nào cũng mang đến lợi ích cho người tập. Với mình, môn thể thao yêu thích hiện nay là marathon.
Mình xin chia sẻ ba lợi ích mình cảm nhận được. Đầu tiên, chạy bộ giúp kích hoạt cơ thể vì giúp mỗi chúng ta vận động sau những ngày làm việc, đặc biệt là với dân văn phòng vốn thường xuyên đi lại hằng ngày bằng ô tô, xe máy… Mình biết, nhiều người cũng muốn đạp xe đạp đi làm, đi thang bộ trong tòa nhà cao tầng nhưng không thể do không có thời gian. Mình cũng là dân văn phòng nên hiểu điều này, do đó, mình chọn chạy bộ để cân bằng giữa công việc và thể chất.
Chúng ta đều biết, để cơ thể hấp thụ tốt các loại dinh dưỡng, đầu tiên, bạn phải bỏ đi những thứ không cần thiết trong cơ thể như cách chúng ta muốn đưa một bộ ghế mới vào nhà mình thì phải bỏ đi bộ ghế cũ trong nhà đi. Tương tự như vậy, lợi ích thứ hai của việc chạy bộ là giúp người chạy bài tiết những chất độc trong cơ thể trước khi hấp thu được các chất dinh dưỡng.
Thứ ba là lợi ích về mặt tinh thần. Khi cảm thấy mệt mỏi, mình thường mang giày rồi chạy vài vòng. Chỉ cần vậy, sau đó, những mệt mỏi tan biến, lại có tâm lý tốt hơn, hưng phấn hơn.
Còn điều gì khác về mặt thể chất mà một người muốn chạy full marathon cần có?
Không chỉ tạo ra lợi ích về mặt thể chất, chạy bộ cũng giúp mình và nhiều người khác rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân. Mà chính vì có tính kỷ luật thì mình mới có thể chinh phục cự lý 42km.
Phục hồi không phải chỉ có sau một buổi tập mà cả trước và trong khi tập luyện, đó là lời khuyên của anh Tú Anh với những người mới và muốn chạy được full marathon trong thời gian vài tháng.
Tại sao mình lại nói vậy? Đơn giản, nếu bạn muốn chạy được cự ly 21km hay 42 km hoặc dài hơn, bạn không thể mang giày và chạy một mạch mấy tiếng để hoàn thành những cự ly này mà phải chạy từ từ bằng việc chinh phục những cự ly từ 2km, 5km, 10km, 15km….
Trong đầu bạn có ý định chạy 2km trong tuần này nhưng bạn không đưa vào lịch phải làm thì bạn không bao giờ đạt được. Nếu không đưa vào lịch thì quên đi việc đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, để rèn luyện kỷ luật bản thân, nhất thiết, bạn phải đăng ký chạy ở một giải marathon nào đó. Như vậy, bạn mới có kế hoạch tập luyện hàng tuần. Vì thế, mình mới nói, chạy bộ giúp tạo ra kỷ luật bản thân là vậy. Chính việc chạy bộ thường xuyên giúp mỗi chúng ta dần dần trở thành người tuân thủ kỷ luật.
Ngoài ra, có một lợi ích khác mà những người thích chạy bộ nhận ra là sau một thời gian chạy marathon, nhiều người sẽ có một sở thích mới – sưu tập huy chương. Việc có huy chương treo trong nhà, bạn có thể trở thành người truyền cảm hứng cho những người thân trong gia đình để họ tập luyện bộ môn này.
Xin cảm ơn anh!
3 Bài học - 20 phút
15 Bài học - 24 phút
Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Peter Tú được cả hai nhà trường đề nghị làm giảng viên tại trường. Với mong muốn đóng góp cho nhiều thế hệ sinh viên tiếp nối, anh tích cực tham gia giảng dạy tại Đại học Ngoại thương và nhiều trường đại học khác. Xuyên suốt sự nghiệp giảng dạy Anh ngữ của mình, anh cũng cộng tác với nhiều trung tâm và trường lớp khác trên địa bàn TPHCM, đặc biệt là với Sở Ngoại Vụ TPHCM thuộc Bộ Ngoại Giao. Điều khiến anh cực kỳ tâm đắc là nhiều học trò của anh đã thành công vượt trội; có người hiện là CEO của tập đoàn lớn, quản lý cấp cao tại nhiều tập đoàn đa quốc gia, có nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Ngoài công tác giảng dạy, gần hai mươi năm qua trong vai trò một dịch giả nổi tiếng, năng động và có sức hút lớn, Peter Tú hỗ trợ kết nối cộng đồng Việt với những bậc thầy, chuyên gia và nhà đầu tư quốc tế. Anh được nhiều người yêu mến tặng danh hiệu “Phù Thủy Cabin” nhờ khả năng chuyển ngữ đặc biệt giúp cả các cá nhân và tổ chức hành động nhanh nhạy và đạt được những kết quả chưa từng có trong kinh doanh, bán hàng, xây dựng đội nhóm, quan hệ rộng mở và cuộc sống tốt đẹp.
Sau khi sống một thời gian dài tại nước ngoài, và trải nghiệm công tác trên 16 quốc gia và 4 châu lục, Peter Tú có vinh dự được phục vụ những khách hàng đi đầu trong lĩnh vực của họ như Gardner, IBM,
Samsung (công nghệ), Philips, Pfizer, Abbott, Hoffmann La Roche (y dược), FWD, AIA, Prudential, Manulife (tài chính), Unilever, Procter & Gamble (tiêu dùng nhanh), Vingroup, Nova Group (bất động sản), Vietnamworks (nhân sự). Anh cũng được tin tưởng chọn làm đối tác chuyển ngữ với đội ngũ báo đài CNN, NBC, CBS, ABC, và Fox nhân dịp nguyên Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam năm 2016. Anh cũng chuyển ngữ trực tiếp cho các diễn giả, nhà đào tạo, đa triệu phú, tỉ phú trên thế giới như Blair Singer, Tom Hopkins, Tony Robbins, Vicki Halsey (Vice President of Ken Blanchard Companies), tỉ phú Marc Faber, tỉ phú Mark Mobius (là 1 trong 10 nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ 20).
Chia sẻ cảm nhận từ Ms Vicki Halsey (Phó Chủ Tịch Ken Blanchard Companies) https://bit.ly/2RZdC0o